Cách viết content marketing này rất đơn giản:
Chỉ với từ khóa đơn giản “cách viết content hay“, hay “cách viết content hiệu quả“, bạn dễ dàng có được hàng trăm nghìn bài viết chia sẻ/hướng dẫn. Nhưng đâu là bài viết thật sự có thể giúp bạn cải thiện được kỹ năng viết lách?
Có thể ở thời điểm hiện tại, bounce rate của bạn vẫn không ngừng tăng lên, time on site thấp quá kỳ vọng, đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất là chuyện quá xa vời. Nhưng tin tôi đi, đừng bỏ cuộc!
Để vừa cung cấp được content giá trị cho người đọc, thu hút họ ở lại trang lâu hơn hay thậm chí bấm theo dõi những nội dung của bạn sáng tạo, vừa đưa được website lên top SERPs. Tất nhiên không phải chuyện dễ dàng.
Rồi cây viết nào cũng sẽ có fan trung thành, content writer nào rồi cũng sẽ có thể viết content chuẩn SEO chỉ cần họ không ngừng nỗ lực để phát triển kỹ năng của mình.
Để giúp bạn làm điều đó, tôi sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết 26 cách viết content marketing hay đi từ cơ bản nhất: 8 cấu trúc, 10 chiến thuật và 6 tips viết không thể (và không nên) bỏ qua.
Bạn sẽ học được gì?
Nhắc nhẹ nhàng: Bài hướng dẫn viết content hay và thu hút này sẽ rất rất dài – đâu đó 9000 từ – thế nên hãy bookmark bài viết để quay lại đọc tiếp khi cần. Tôi sẽ cập nhật file PDF sớm nhất nếu bạn muốn nhận tài liệu “ngâm cứu” dần dần.
Quay lại với Bạn sẽ học được gì, bạn sẽ có được:
- Công thức viết phần giới thiệu blog giảm tối thiểu 5% bounce rate.
- Cách tạo title tag hấp dẫn tối ưu CTR
- Hướng dẫn sử dụng “Zombies” để viết nội dung tốt hơn.
- Phương pháp tối ưu sub-heading thu hút người đọc.
>>> Tìm hiểu thêm Bounce rate là gì? Cách đo lường bounce rate của Google Analytics
Trước tiên bắt đầu chúng ta hãy tìm hiểu: Thế nào là một content hay?
Content hay là như thế nào?
Content hay có lẽ là một khái niệm khó có thể định nghĩa một cách chính xác được. Không ai có thể khẳng định với bạn 100% rằng đâu sẽ là chuẩn mực quyết định nội dung bài viết đó là rất hay. Tuy nhiên, nhìn chung một content được người đọc đánh giá cao, trước tiên sẽ bao gồm các đặc điểm sau:
- Unique: Cung cấp thông tin giá trị độc nhất. Content chưa từng xuất hiện ở bất cứ đâu trên Internet
- Relevant: Nội dung tổ chức theo Topic chuyên sâu, bao quát rộng chủ đề
- Helpful: Nội dung hữu ích giải quyết được vấn đề của người tìm kiếm
- Great UX: Tối ưu trải nghiệm người dùng trên bất kỳ thiết bị nào
- Có khả năng Viral: Có câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi: Đối tượng đọc giả nào sẽ lan toả nội dung của bạn và tại sao?
Và nhớ thực hành thường xuyên! Bạn sẽ không thể nào viết content hay nếu chỉ đọc lướt qua bài viết này. Cơ hội trở thành một copywriter “xuất chúng” nằm trong tầm tay và ý chí bạn.
Bạn đã chuẩn bị xong chưa? Giờ thì triển ngay thôi!
8 cấu trúc sáng tạo content phổ biến
#1: (AIDA Attention – Interest – Desire – Action)
Trong giao tiếp, cũng như viết content, việc khơi gợi sự tò mò và hướng mọi người hành động theo mong muốn của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Theo đó, công thức AIDA sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng đạt được mục đích ấy.
Được sáng tạo bởi Elias.St.Elmo và được công bố vào tháng 8 năm 1948, AIDA có thể xem là một trong những công thức copywriting lâu đời, chuẩn nhất cho hầu hết các hình thức marketing.
Đặc biệt, nó được sử dụng từ xa xưa để gửi thư trực tiếp, truyền hình, đài phát thanh, các trang bán hàng, các trang landing page, và nhiều hơn nữa.
Kỹ năng viết content chuẩn SEO này tuân theo trình tự tạo ra cho người đọc :
- Sự chú ý – Attention
- Duy trì sự quan tâm – Interest
- Kích thích mong muốn của người đọc – Desire
- Biến mong muốn thành hành động mua hàng – Action
Ví dụ:
[FREE GIFT] TÀI LIỆU ONPAGE VÀ CONTENT CHUẨN SEO CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU => AttentionBộ Tài liệu hoàn toàn miễn phí này sẽ có ích với bạn:
– Như bạn đã biết, Google ngày càng tập trung đánh mạnh vào yếu tố Onpage và Content.
– Có File Checklist các bước cụ thể, việc tối ưu Onpage và Content của bạn sẽ nhân đôi hiệu quả và có quy trình, tiết kiệm hơn về mặt thời gian.
Hướng dẫn các bước Tối ưu cực kỳ chi tiết trong bộ tài liệu hoàn toàn Free này! => Interest
Số lượng có hạn. Chỉ dành cho 100 người đăng ký đầu tiên! => Desire
Bấm đây để nhận ngay! => Action.
#2: 4A (Aware – Attitude – Act – Act again)
Mô hình 4A được xây dựng dựa trên mô hình tiên phong AIDA, với công thức viết bài như sau:
- Aware – Nhận biết
- Attitude – Thái độ
- Act – Hành động
- Act again – Lặp lại hành động
Người đọc ngày nay không còn muốn phải đọc một content nhai đi nhai lại theo nhiều góc nhìn khác nhau và khó quyết định mua hàng.
Vì vậy, hành động và lặp lại hành động là 2 điểm mấu chốt của mô hình 4A.
Thái độ của thương hiệu và Đặc điểm nhận biết của thương hiệu cũng được chú trọng nhiều hơn, giúp thương hiệu tạo ra được sắc màu riêng ấn tượng.
Tuy nhiên, từ khi Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, hành vi của khách hàng đã có những sự thay đổi rõ rệt khiến mô hình 4A không còn phù hợp để mô tả hành trình mua hàng của họ.
“Cha đẻ” của marketing hiện đại – Philip Kotler – dựa trên mô hình 4A đã phát triển nên mô hình 5A như mô hình Marketing dành riêng cho thời đại số.
Các giai đoạn trong mô hình 4A
Theo đó, mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:
- Awareness – Nhận biết
- Appeal – Khả năng thu hút
- Ask – Tìm hiểu
- Action – Hành động
- Advocate – Ủng hộ thương hiệu
Cách viết content hiệu quả 5A chẳng mấy chốc trở thành mô hình làm rung chuyển giới Marketing nói chung và copywriter nói riêng.
Nếu nói đây là công thức hình mẫu lý tưởng của thời đại Marketing 4.0 cũng không ngoa chút nào.
Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A chính là: Mô hình này không các bước, phải diễn ra theo đúng quy trình.
Bạn có thể lược bỏ vài bước hoặc nếu cần, có thể đi ngược lại với thứ tự AIDA, là ADIA chẳng hạn, để có tính linh hoạt cao cho cấu trúc bài viết của bạn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Bởi trong thời đại mà hành trình khách hàng trở nên phức tạp bởi những micro moment như hiện nay, thì khách hàng của bạn có thể nhảy đến bước Act không theo quy trình nào cả.
Song, để làm được như vậy, thương hiệu của bạn cần đảm bảo uy tín của sản phẩm và nội dung trung thực, bộ phận telesale tốt hơn và chương trình hậu mãi có trách nhiệm.
#3: 4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)
4C được xem là công thức chung cho tất cả các tiêu chí cần và đủ để tạo nên một bài content hay, thu hút người đọc. Nói cách khác, trong trường hợp bí ý tưởng, 4C sẽ là một giải pháp tối ưu giúp bạn xây dựng một bài viết hiệu quả.
Phương pháp viết content này bao gồm 4 yếu tố:
1/ Clear – Rõ ràng
Ralph Waldo Emerson định nghĩa sự rõ ràng như sau: Viết rõ nghĩa là viết không chỉ để người đọc hiểu bạn mà còn làm sao để thông điệp của bạn đã truyền tải không bị hiểu lầm”.
Lời khuyên: Hãy tổng hợp các tài liệu dài thành các phần nhỏ được tổ chức hợp lý, mỗi phần có tiêu đề riêng của nó.
2/ Concise – súc tích
Súc tích không hoàn toàn có nghĩa là ngắn gọn mà nói một cách chính xác thì “súc tích” nghĩa là kể câu chuyện hoàn chỉnh bằng ít từ nhất có thể, không lan man, không dư thừa, không lặp lại khi không cần thiết.
3/ Compelling – Thuyết phục
Một bài copywriting chỉ dễ đọc thôi vẫn chưa đủ.
Hơn hết, nó cần phải thú vị, hấp dẫn, có tính thuyết phục và nhiều tin tức đến mức người đọc không thể ngó lơ, hoặc ít nhất, khiến họ phải tự cảm thấy nên đọc lướt qua để lượm lặt những ý quan trọng.
Một lý do chính mà rất nhiều bài content không hấp dẫn là nó được viết về những vấn đề mà marketer quan tâm, chứ không phải điều khách hàng tiềm năng của bạn mong đợi.
Cụ thể, các nhà tiếp thị quan tâm đến các yếu tố sản phẩm, tổ chức và nhất là một thông điệp họ muốn gửi đến người đọc.
Mặt khác, người đọc lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nhu cầu, nỗi sợ hãi, mối quan tâm, lo lắng, thách thức và mong muốn của mình.
4/ Credible – Đáng tin
Copywriter Herschel Gordon Lewis đã lưu ý rằng: Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự hoài nghi.
Nói một cách đơn giản…
Khách hàng tiềm năng của bạn không tin vào những gì bạn nói vì họ cho rằng bạn chỉ đang cố tìm mọi cách bán được hàng.
Dù vậy, khách hàng lại có xu hướng tin tưởng lời khuyên từ các chuyên gia được công nhận trong một lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp nhất định.
Do đó, bạn có thể vượt qua sự hoài nghi bằng cách tự xây dựng hình ảnh bản thân hoặc tổ chức của bạn như một nhà lãnh đạo đi đầu trong thị trường của mình thông qua những bài viết của bạn đầy tính xác thực.
Khách hàng có thể không tin tưởng vào quảng cáo, nhưng phần nào tin tưởng hơn vào các ngu tin tức như trang web, bạch thư hay các bài báo trên tạp chí.
Thêm một cách khác để tạo dựng uy tín là chủ động quảng bá rộng rãi testimonials của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn cung cấp.
Trước hết là tận dụng mọi cơ hội để khách hàng cung cấp cho bạn testimonials dưới dạng video tại các sự kiện, hội thảo.
Sau đó, đăng tải chúng trên trang web và các trang landing page của mình nhằm thu hút sự chú ý cũng như tăng tính xác thực cho người đọc.
#4: 4P (Picture – Promise – Prove – Push)
- Picture – Hình ảnh
Một hoặc vài bức ảnh kích thích tâm trí người đọc, tôn lên giá trị sản phẩm và gợi lên mong muốn từ người xem. - Promise – Lời hứa
Đưa ra những lời cam kết về hiệu quả hoặc công dụng có giá trị của sản phẩm của mình. - Prove – Cung cấp
Cung cấp những lời chứng thực cho lời cam kết của bạn, nhằm thuyết phục người đọc vì sao sản phẩm và lời hứa, lời cam kết của bạn đáng tin cậy.
Đây có thể bao gồm các case study hoặc lời khuyên từ các chuyên gia, … - Push – Thúc đẩy
Thúc đẩy người đọc đưa ra hành động bằng các khuyến mãi, sự khan hiếm….
Đây là một trong những công thức điển hình cho các copywriter viết content những mẫu quảng cáo bán hàng trên facebook hiện nay.
#5: APP (Agree – Promise – Preview)
Một trong những công thức viết content bạn nên thực hiện để tạo nên một bài viết hay chính là APP.
Cách viết content thu hút này được sử dụng bởi Brian Dean trong Case Study về Copywriting của anh ấy. Và nó hiệu quả đến nỗi tôi không thể không nhắc đến.
Cách viết content marketing này rất đơn giản:
- Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó.
- Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ.
- Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết của bạn.
Đây là một trong những công thức viết content hữu hiệu nhất khi bạn bí ý tưởng.
Bởi vì bạn chỉ cần điền vào chỗ trống và lập tức bạn sẽ có một mở bài tuyệt vời. Bạn có thể áp dụng ngay cho bài viết của mình.
Cập nhật 30 xu hướng content marketing 2020 bạn phải biết!
Ví dụ từ blog post của Stencil
Sau đây là một ví dụ mà tôi đã áp dụng từ blog post của Stencil.
Tôi chọn ví dụ này vì tôi muốn cho bạn thấy tôi đã áp dụng thành công phương pháp này chứ không phải chỉ có mỗi tác giả sáng tạo ra nó.
Đầu tiên, tôi đồng ý với vấn đề của người đọc.
Bước Agree khi bạn viết câu đồng ý với nhận định của người đọc cho bài viết theo APP
Ngay từ những câu đầu tiên tôi đã cho thấy người đọc đã tìm đúng bài viết thỏa mãn mục đích tìm kiếm của họ.
Đơn giản nhưng hoàn hảo, đúng không nào?
Bước tiếp theo là hứa hẹn và cho họ xem trước.
Bây giờ có hai cách, hoặc gộp cả hai thành một, hoặc tách riêng ra. Theo kinh nghiệm của mình, tôi thấy cả hai đều hiệu quả, tùy theo bài viết của bạn và đối tượng độc giả của bạn là ai.
Bước Promise và Preview
Tôi chỉ ra cụ thể vấn đề mình sẽ giải quyết và cho người đọc biết những thông tin sắp tới được đề cập trong bài viết.
Nhanh chóng, không phức tạp và vẫn hiệu quả. Vậy cách áp dụng phương pháp này là như thế nào?
Template áp dụng phương pháp APP
Tôi có hẳn một bài content mẫu dành bạn đây:
Hướng dẫn viết content theo phương pháp APP
Chắc chắn bạn sẽ đồng ý khi tôi nói rằng:
…(Chủ ngữ) thực sự rất … (nghĩa tiêu cực)
Phải không?
Nhưng hóa ra …(kết quả mong đợi) có lẽ không … như bạn nghĩ. Những gì bạn cần làm là … (giải pháp)
Trong bài viết dưới đây tôi sẽ cho bạn thấy cụ thể làm thế nào tôi …
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp …
#Ví dụ 1:
“Chắc chắn bạn sẽ đồng ý khi tôi nói rằng:
Giảm 10kg cấp tốc trong 2 tháng thực sự rất bất khả thi.
Phải không?
Nhưng hóa ra – có được thân hình gợi cảm có lẽ không hề khó như bạn nghĩ.
Những gì bạn cần làm chính là thực hiện theo 9 bước đơn giản tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây.
Trong bài viết dưới đây tôi sẽ cho bạn thấy cụ thể làm thế nào tôi giảm được 10kg chỉ trong 2 tháng nhưng vẫn giữ sức khỏe luôn ổn định.
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tất cả những gì bạn phải làm là đọc tiếp phần bên dưới!
#6: PAS (Problem – Agitate – Solve)
Rất nhiều marketer gọi đây là công thức thống trị truyền thông xã hội, bởi vì tính ứng dụng rộng rãi của công thức này.
Bạn có thể sử dụng nó trong các bài blog, bài PR, email lẫn tờ rơi, tin vặt,…
Kỹ năng viết content marketing này khá tinh gọn, dễ hiểu và được trình bày theo thứ tự các bước như sau:
- Problem: Xác định vấn đề
- Agitate: Khoét sâu vấn đề
- Solve: Giải quyết vấn đề
Đánh vào vấn đề khách hàng của mình một cách trung thực nhưng khéo léo, tinh tế, PAS sẽ thực sự mang lại hiệu quả cho content của bạn. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn có ý định mập mờ với khách hàng của bạn.
Dù là viết về vấn đề gì và bằng cách nào cũng nhớ đặt chữ tín lên đầu, nhé!
#7: FAB (Features – Advantages – Benefits)
Có một sự thật là ngày nay, người đọc không chỉ quan tâm đến vấn đề được nêu ra trong một bài content mà họ còn thích được nghe câu chuyện đằng sau những vấn đề ấy.
Bởi lẽ đó, nhiệm vụ của copywriter là sáng tạo ra những câu chuyện lôi cuốn, hiệu quả nhằm kích thích sự tò mò nơi độc giả.
Theo Copyhacker, FAB (Features – Advantages – Benefits) là một loại công thức sẽ giúp bạn sắp xếp thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải thành câu chuyện cuốn hút, đầy tính thuyết phục.
Các yếu tố quan trọng trong phương pháp FAB
Cách viết content này bao gồm các yếu tố chính yếu sau:
- Features – Tính năng
Bao gồm tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ như các thông số, các thành phần, những gì mà sản phẩm/dịch vụ có thể làm.
Ví dụ: Máy xay sinh tố có 3 chế độ xay: xay vừa, xay mịn và xay nhuyễn. - Advantages – Ưu điểm
Sản phẩm, dịch vụ của bạn có điểm gì giúp ích nhiều hơn cho khác hàng.
Ví dụ: Máy xay có 3 bộ lưỡi dao phù hợp xay nhiều nguyên liệu đa dạng khác nhau nhanh nhất mà vẫn bền máy. - Benefits – Lợi ích
Những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đem lại cho khách hàng.
Ví dụ: Máy xay có lưỡi dao phù hợp xay thịt miếng lớn giúp tiết kiệm thời gian cho người bận rộn.
Công thức viết content này giúp người đọc nhìn rõ được công dụng của sản phẩm lẫn lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại cho cuộc sống của họ, lí do mà họ không nên chọn sản phẩm của , dịch vụ khác.
Để làm được điều đó, bạn cần thật sự am hiểu về sản phẩm của bạn và cách chắc lọc từ ngữ để thúc đẩy người đọc ra hành động.
Ví dụ
Apple đã sử dụng công thức FAB để cho khách hàng của mình biết watchOS mới đã được cải thiện như thế nào, cụ thể là:
- Tính năng: Vừa như một huấn luyện viên, vừa như một bạn đồng hành tập luyện thể chất hỗ trợ bạn cả ngày, theo kịp thị hiếu âm nhạc người dùng.
- Ưu điểm: Thông minh hơn, tốt hơn và chủ động hơn.
- Lợi ích: Đồng hành cùng bạn nhiều hơn bao giờ hết.
Mặc dù ví dụ này pha trộn công thức một chút (ví dụ, các tính năg và lợi thế được pha trộn với nhau), nó vẫn có cùng sức mạnh của cấu trúc FAB truyền thống
#8: BAB (Before – After – Bridge) + tạo dựng mô hình bắc cầu
Đây chắc chắn là phần tôi yêu thích nhất bởi lẽ nó là một trong những chiến thuật cực đơn giản mà bạn chẳng hề tốn tí não nào để áp dụng.
Với The Bridge Model (Mô hình bắc cầu) này, bạn sẽ thu hút được người dùng ở lại bài viết của mình với 3 bước:
- Viễn cảnh tươi đẹp: Để người đọc phác họa ra viễn cảnh mà họ ao ước.
- Tình trạng hiện tại: Đưa họ về hiện thực.
- Bắc cầu: Tạo ra cầu nối giữa viễn cảnh & thực trạng phũ phàng. Trong đó, bài viết của bạn đóng vai trò là giải pháp.
Bạn sẽ thấy rằng …
Hầu hết copywriter thường chỉ sử dụng một bước trong toàn bộ quá trình này. Hoặc hai, khi họ xem trước nội dung bài viết.
Nhưng khi bạn kết hợp cả ba, bạn sẽ có được công thức cho cách viết content hiệu quả thực sự. Thậm chí tôi đã dùng Bridge Model trong phần mở đầu của bài viết này để “dụ dỗ” bạn kéo xuống đọc tiếp đấy.
3 Bước viết content hay dựa trên phương pháp BAB
Cách viết content hay ho này được thực hiện như sau:
Bước 1: Vẽ ra bức tranh viễn cảnh mà bạn mong muốn từ SEO copywriting.
Cách làm content marketing nhiều người vẫn đang áp dụng – Đưa ra bức tranh tuyệt vời để thu hút, hấp dẫn độc giả của bạn.
Bước 2: Kéo bạn về tình huống hiện tại
Điều này sẽ khiến người đọc cảm thấy buồn và hụt hẫng…
Cho độc giả quay lại sự thật phũ phàng cũng là một cách viết content marketing hiệu quả
Bước 3: Biến bài viết như cầu nối kéo gần khoảng cách giữa viễn cảnh & thực tại
Liên hệ các khả năng thực tại biến thành tương lai
Boom! Cuối cùng bạn đã “mắc câu” và không ngừng kéo xuống.
Phương pháp này đáp ứng được toàn bộ các yếu tố:
- Thỏa mãn mục đích tìm kiếm
- Giàu cảm xúc
- Đặt ra câu hỏi
- Có lời hứa hẹn
- Đề cập sơ lược nội dung Content
Người dùng sẽ chú tâm, đọc ngấu nghiến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn từ bạn đang viết cho họ.
Bạn có muốn thực hành ngay không?
Sau đây là ví dụ về một mẫu content hay theo Mô hình bắc cầu dành cho bạn.
Áp dụng Mô hình bắc cầu (The Bridge Model) để viết content thu hút
Tưởng tượng rằng bạn có thể … (viễn cảnh tươi đẹp). Thật tuyệt vời, phải không?
Nếu bạn có thể (vẽ lên một bức tranh về thế giới lý tưởng về những gì người đọc ao ước có được)
Nhưng thực tế, ngay bây giờ, bạn chẳng có gì cả!
(Đề cập tình trạng phũ phàng hiện tại).
Nhưng, bạn không nhất thiết phải như vậy
Bạn có thể bắt đầu từ việc …. Và, nó không quá khó để bạn có thể áp dụng cho mình.
Tất cả câu trả lời đều nằm ngay trong bài viết dưới đây. Bạn chỉ việc đọc nó!
Ví dụ
Tưởng tượng rằng toàn bộ thu nhập của bạn đều tăng vọt thông qua cửa hàng thời trang online bạn đang kinh doanh. Thật tuyệt vời, phải không?
Khi đó, bạn có thể thư thả đi du lịch vòng quanh châu u, thoải mái tắm nắng trên bãi biển xanh vẫy gọi và ngồi đó nhìn thấy số tài khoản tự động tăng lên mỗi ngày.
Nhưng thực tế, ngay bây giờ, bạn chẳng có gì cả!
Bạn vẫn đang ngồi trước màn hình laptop của mình, đọc bài viết này, và vẫn đang tìm kiếm đủ cách thức để thu hút khách hàng.
Nhưng, bạn không nhất thiết phải như vậy.
Có một cách để khách hàng tự tìm đến với bạn: Inbound Marketing. Và, nó không quá khó để có thể áp dụng cho mình.
Tất cả câu trả lời của bạn cần đều nằm ngay trong bài viết dưới đây. Bạn chỉ việc đọc nó!
Chiến thuật thu hút người đọc từ chi tiết nhỏ nhất
#9: Bài viết content hay luôn bắt đầu bằng câu hỏi
Bạn có biết một bí mật về tâm lý con người không? Đó là …
Chúng ta luôn muốn tạo ra viễn cảnh tương lai hoàn chỉnh.
Và đặt câu hỏi là một cách hữu hiệu đánh vào tâm lý con người. Tại sao?
Bởi vì không cần biết tôi hỏi bạn bao nhiêu câu hỏi, trong tiềm thức bạn luôn mong muốn tìm kiếm câu trả lời.
Tôi đã áp dụng phương pháp này ngay trong phần đầu cho bài viết và đến giờ không phải bạn vẫn còn ở đây hay sao?
Không chỉ khiến người đọc của bạn hứng thú với bài viết ngay lập tức, cách này còn dẫn dắt người đọc kéo xuống một cách vô thức – tương tự mô hình Bucket Brigades mà chúng ta sắp đề cập ở mục kế tiếp.
Đây là phương pháp đơn giản mà nhiều blogger và copywriter bỏ qua.
Nếu bạn muốn xem các ví dụ xuất sắc về cách viết mở bài, hãy ghé thăm blog của GTV SEO. Rất nhiều mẫu mở đầu viết content hay mà bạn có thể áp dụng đấy!
Xem thêm cách viết mở đầu thu hút ở các bài content hay mà bạn có thể áp dụng
GTV SEO có rất nhiều bài viết độc đáo.
Thực hành
Hãy Copy & Paste một trong các câu hỏi dưới đây vào mở bài của bạn!
1. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn (chủ ngữ) không cần phải … (tính từ mạnh) hay … (tính từ mạnh)?
- a. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn làm bánh không cần mất nhiều thời gian hay quá bừa bộn?
- b. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn giảm cân không cần phải khổ sở nhịn ăn hay cật lực luyện tập?
- c. Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn học hành không nhất thiết phải ngày đêm đọc sách hay uể oải lên giảng đường?
2. Nghe có vẻ … (từ chỉ cảm xúc), phải không?
- a. Nghe có vẻ đáng sợ, phải không?
- b. Nghe có vẻ điên rồ, phải không?
- c. Nghe có vẻ tuyệt vời, phải không?
3. Đã bao lần bạn cố gắng … nhưng rồi cảm thấy …?
- a. Đã bao lần bạn cố gắng đến phòng gym nhưng rồi cảm thấy chán nản và tăng cân sau 2 tháng?
- b. Đã bao lần bạn cố gắng rèn luyện 1 thói quen mới nhưng rồi bản thân vẫn trở lại như cũ chỉ sau vài ngày?
- c. Đã bao lần bạn cố gắng học Tiếng Đức nhưng rồi cảm thấy bản thân không thể vượt qua từ Hallo?
4. Có bao giờ bạn ước mình có thể … mà không phải …?
- Có bao giờ bạn ước mình có thể sở hữu body chuẩn mà không phải đến phòng gym mỗi ngày?
- Hoặc có bao giờ bạn ước có thể ăn những món yêu thích mà không lo tăng cân?
- Có bao giờ bạn ước mình có thể làm theo cả 23 tiêu chuẩn hướng dẫn cách viết content thu hút nhưng không tốn quá nhiều thời gian?
5. Bạn có … khi bạn …?
- Bạn có thấy mình hấp dẫn hơn khi dùng nước hoa hiệu Dior?
- Hay bạn có thấy website của mình tăng hàng nghìn traffic khi áp dụng kĩ thuật Phantom Keyword?
- Bạn có tiết kiệm được hóa đơn tiền điện của bạn khi sử dụng bóng đèn LED?
Copywriter xuất chúng luôn có cùng một cách viết content hiệu quả! Đó chính là đánh vào cảm xúc người đọc.
Hãy khiến người đọc muốn theo dõi hết bài viết của bạn vì biết rằng họ đã đến đúng nơi mình đang tìm.
Đọc thêm:
Thực hiện Split Testing cho title
Đối với mỗi bài viết trên blog này, tôi thường viết 3 tiêu đề khác nhau và thực hiện Split Test để kiểm tra chúng.
Vậy Split Test là gì?
Split Test (hay còn gọi là A/B Testing là gì) là một phương pháp trong đó 2 hoặc nhiều phiên bản sẽ được cùng so sánh với nhau trong cùng một điều kiện. Mục đích của phương pháp này chính là đánh giá và chọn ra phiên bản nào của bạn mang lại hiệu quả nhất.
Vậy tôi đã làm như thế nào?
Rất đơn giản, chỉ cần cài đặt plugin miễn phí Title Experiment Free (dành cho wordpress) rồi tạo ra nhiều loại tiêu đề bạn muốn.
#10: Gợi ý về những nội dung sắp sửa đề cập
Vài năm trước, trong quá trình tự học content marketing, tôi có đọc được 1 quyển Copywriting Book trong một nhà sách. Đó không phải quyển sách hay nhưng đã dạy tôi một bài học viết content marketing vô cùng quan trọng.
Luôn “nhử” người đọc về nội dung kế tiếp.
Đối với copywriting truyền thống, thì đây là cách níu giữ người đọc của bạn ở lại lâu hơn với trang sách hay mẩu quảng cáo của bạn.
Đối với copywriting SEO ngày nay, quy tắc này vẫn còn hiệu nghiệm.
Bởi vì bạn vẫn luôn muốn người dùng đọc càng nhiều càng tốt. Nhằm mục đích tăng time on site, chia sẻ mạng xã hội và những tương tác trên trang của bạn.
Tất cả đều ảnh hưởng đến thứ hạng website.
Hành động này níu chân người đọc. Tôi cũng đã áp dụng chiêu này cho bài viết hôm nay đấy.
Xây dựng một “thư viện” nội dung được Google yêu thích với kỹ thuật Topic Cluster. Vậy Topic Cluster là gì ? Tìm hiểu ngay!
Sử dụng câu nhử người đọc của bạn ở lại lâu hơn.
Thậm chí kết hợp cách viết content hay này với Tips số #23 và liên kết trước với các phần khác trong bài viết.
Ứng dụng cách viết bài content marketing này cũng rất đơn giản.
Chèn thêm hint (gợi ý) tại những vị trí có nội dung liên quan khi đang viết hoặc có thể đọc bài viết rồi chèn thêm gợi ý khi edit lại bài.
#11: Viết content hay: Cần phớt lờ lời khuyên của ba mẹ
Khi ăn uống, ba mẹ của bạn có từng nói với bạn “giữ món ngon nhất cho đến phút cuối cùng” lúc bạn còn nhỏ chưa?
À đó là lời khuyên tốt đấy, nhưng không phải trong tất cả mọi trường hợp.
Đối với copywriting thì không tốt tí nào. Để tôi giải thích cho bạn hiểu.
Chúng ta thường được dạy rằng tác phẩm hay phải xây dựng cái kết tuyệt vời. Kết thúc là tất cả.
Tuy nhiên, có một sự thật trong copywriting mà không phải ai cũng biết.
Hầu hết mọi người đều không đọc đến cuối.
Chính xác là chỉ khoảng 30% người dùng đọc đến cuối.
Vì vậy bạn nên đặt content quan trọng nhất của bạn lên đầu. Bạn cần phải xác định content nào quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn.
Dù toàn bộ bài viết content marketing của bạn đều quan trọng nhưng hãy chuẩn bị sẵn tâm lý: Sẵn sàng bỏ đi một vài phần.
Bố cục content nên được áp dụng cho bài blog
Dưới đây là bố cục bài viết mà một copywriter “mới vào nghề” thường dùng:
Bắt đầu từ thông tin ít quan trọng nhất rồi xây dựng thông tin hấp dẫn nhất vào cuối bài.
Nhưng … khi đọc đến giữa chừng, hầu hết người dùng đều đã bỏ đi.
Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên dùng cấu trúc như sau:
Cách này, tương tự như khi đọc bài báo, độc giả của bạn có thể thu thập thông tin họ cần và rời khỏi trang đó ngay.
Điều này nghe có lẽ hơi vô lý nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy.
Trung bình, có 6/10 người chia sẻ bài viết mà không hề đọc hết chúng.
Vì vậy nếu cung cấp cho họ thông tin sớm hơn, khả năng họ chia sẻ có thể cao hơn.
Về mặt conversion, bạn có thể tăng khả năng thu hút khách hàng tiềm năng của mình trao đổi thông tin liên lạc. Do đó, mọi người có thể hành động (ví dụ: chia sẻ, đăng ký nhận tài liệu,…) tại những phần đó trong bài viết.
Những phần này đạt giá trị cao nhất trong content của bạn và có xu hướng chuyển đổi sớm hơn.
#12: Viết theo level đọc hiểu của một học sinh cấp 2
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao hầu hết bài blog đều rất rất nhàm chán?
Huhmmm… nó liên quan đến từ ngữ của bạn sử dụng.
Không chỉ nhàm chán mà những từ ngữ không phù hợp còn thực sự rất khó hiểu.
Các thuật ngữ dài, lối viết chuyên ngành đều rất khó để diễn giải.
Tại sao tôi nói vậy?
Nếu website bạn SEO thị trường nước ngoài & sử dụng tiếng anh chẳng hạn. Hầu hết mọi người truy cập vào website của bạn không đọc tiếng Anh chuyên sâu.
Tham khảo screenshot (ảnh chụp màn hình) của một trang Internet Marketing:
Điều này chứng tỏ, tiếng Anh của họ chỉ ở mức cơ bản, không thể đọc hiểu như người bản địa. Thậm chí, họ đang dùng công cụ dịch (chẳng hạn, Google dịch) để có thể hiểu được.
Bây giờ hãy chú ý đến Mỹ – quốc gia có một lượng lớn traffic đến trang web (2.422 traffics). Trong khi có đến 50% người Mỹ gặp khó khăn khi đọc hiểu nội dung vượt mức của học sinh lớp 5 (11 tuổi).
Không chỉ riêng Mỹ, mà ở Anh cũng gặp vấn đề tương tự đối với những người từ 16-24 tuổi. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nếu bạn viết ở cấp độ này, content bạn viết ra sẽ rất khó đọc đối với người dùng. Họ sẽ không đọc (hoặc không hề hứng thú với nội dung bạn viết ra).
Nhưng… điều này có liên quan gì đến SEO? Để tôi giải thích.
Nếu một ai đó cảm thấy khó hiểu hoặc chẳng mấy hứng thú với nội dung bạn viết, họ sẽ:
- Không quay lại đọc content của bạn
- Từ chối chia sẻ content
- Không hiểu những điều bạn nói và nhớ về tên thương hiệu doanh nghiệp
Và quan trọng hơn là…
Điều này chúng tỏ bạn đang lãng phí thời gian viết content một cách vô ích!
Ví dụ
Để tôi cho bạn ví dụ. Hãy nhìn 2 câu trích dẫn (quote) về việc học ngôn ngữ. Bạn thấy câu nào dễ đọc hơn?
Quote 1:
“Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, thường rất khó để phân biệt giữa các âm điệu, sắc thái và sự thay đổi khác nhau trong tông giọng của mỗi người.
Bởi vì, mỗi nơi đều có phương ngữ riêng. Do vậy, âm điệu, sắc thái và tông giọng chắc chắn sẽ khác nhau. Để có thể phân biệt được, bạn cần thời gian để có thể thích nghi với từng âm vực.
Nếu bạn hứng thú học cách lắng nghe ngôn ngữ hiệu quả hơn, tải bản thống kê thông tin của chúng tôi theo link bên dưới”
Quote 2:
“Khi bắt đầu học một ngôn ngữ, kĩ năng nghe có thể rất khó! Giọng điệu mỗi người rất khác nhau, rất hiếm khi 2 người có giọng giống nhau.
Điều này là do mỗi vùng có loại ngôn ngữ riêng, được gọi là phương ngữ. Chủ yếu là thay đổi cách nói của một số từ.
Nhưng, đừng lo lắng!
Mỗi tuần hãy dành một chút thời gian để luyện tập, từ từ bạn sẽ hiểu các tông giọng khác nhau này.
Và, nếu bạn thực sự muốn nghe tốt hơn, hãy tải bản file thống kê theo link bên dưới!”
Chắc chắn là quote 2 dễ đọc hơn phải không? Bởi vì nó dùng những từ đơn giản và nghe như ai đó đang nói chuyện với bạn. Không ai nói chuyện giống như quote 1.
Nhưng, làm sao biết câu chữ trong bài viết bạn đang ở mức nào và nên hướng đến điều gì? Ái chà, quá đơn giản! Tôi đã từng đề cập đến vấn đề này rồi.
Trường hợp 1: Đối với website tiếng Việt
Hãy chọn 1 người không hiểu tí gì về lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đưa cho họ bài viết và hỏi họ có hiểu được trong một thời gian nhất định hay không.
Tốc độ đọc trung bình của một người là 200 – 300 từ/phút.
Nếu bài viết dài 3000 từ, hãy để người đó đọc trong 10 phút và hỏi họ hiểu được bao nhiêu % bài này. Hoặc đơn giản hơn, quy luật 5 giây mà tôi thường áp dụng đó chính là:
Nếu một người không hiểu ý bạn đề cập ở đoạn văn trong vòng 5 giây, bạn nên thay đổi cách diễn đạt!
Trường hợp 2: Đối với website tiếng Anh
Trong Word Processor (Bộ xử lý văn bản), bạn nên để chế độ Readability. Nó sẽ có thể giúp bạn kiểm tra chính tả và ngữ pháp. Xem bảng bên dưới.
Phần cuối Readability là phần mà bạn cần chú ý đến. Quan trọng hơn cả là mục “Flesch-Kincaid Grade Level”.
Tôi sẽ không khiến bạn cảm thấy nhàm chán vậy đâu. Thay vào đó, tôi sẽ bật mí cho bạn biết điều này. Con số được sử dụng ở trên ứng với số lớp mà một học sinh có thể đọc hiểu bài viết của bạn.
Bạn luôn muốn đạt được mức từ 7.0 – 8.0 cho hầu hết các bài blog của mình (tương ứng với học sinh lớp 7 hoặc lớp 8 có thể hiểu được bài blog của bạn dễ dàng).
Nếu có thể giảm xuống mức 5.0, 6.0 hoặc thậm thấp hơn thì càng tốt. Tuy nhiên, sẽ rất khó để đạt mức đó nếu ngách của bạn có một số thuật ngữ chuyên ngành riêng.
Tốt hơn hết bạn nên đọc đi đọc lại content của bạn nhiều lần và tìm xem có cách nào giải thích dễ hiểu hơn không. Hoặc, biến nội dung bài viết giống như mình đang kể chuyện.
Loại bỏ những từ dài dòng, không cần thiết và làm nó dễ hiểu nhất có thể.
#13: Cách viết content thu hút với tuyệt chiêu biến đổi từ khóa dài
Long Tail Keyword (từ khóa mở rộng/từ khóa dài là từ dài hơn 3 chữ) rất hữu ích cho cho việc tăng traffic website.
Nhưng vấn đề là những keyword này không phải lúc nào cũng nghe tự nhiên cả. Người dùng không bao giờ gõ những truy vấn giống như những gì họ nói.
Bạn không thể bước vào cửa hàng và nói “sửa loa iphone 7” bởi vì bạn không phải đứa trẻ lên 3. (Thường thì bạn sẽ nói: “sửa giúp tôi cái điện thoại iphone 7 này nhé!”)
Nhưng “sửa loa iphone 7” là keyword mà người dùng sẽ tìm kiếm. Và khi bạn cố gắng lồng những từ này vào SEO content thì sẽ không hề tự nhiên.
Là một SEO copywriter, làm thế nào để Long Tail Keyword trở nên tự nhiên và nghe “xuôi tai” hơn trong content?
Chắc chắn một trang được tối ưu hóa với từ khóa chính xác vẫn xếp hạng cao hơn các trang không làm đúng như vậy.
Ừ thì câu trả lời rất đơn giản.
Bạn sẽ tự đập đầu vào tường khi nghe câu trả lời đấy. Sẵn sàng rồi chứ?
Đó là làm chúng nghe tự nhiên thôi!
Chèn keyword chính xác là lý tưởng nhất nhưng để biến cụm từ “sửa loa iphone 7” trở nên xuôi tai được rất khó.
Google đủ thông minh để xếp thứ hạng cao cho trang của bạn dù cho bạn có thêm vài từ biến thể vào keyword sản phẩm dịch vụ của mình.
Vì vậy, đừng sợ chèn thêm vài từ vào keyword chính xác khi cần thiết.
Lưu ý khi chèn keyword
Tuy nhiên, 2 lưu ý cho bạn:
- Đừng bóp méo keyword khiến Google không thể nhận ra.
- Chỉ nên thêm 1-2 từ để nghe êm tai hơn.
Thực sự rất đơn giản phải không? Nếu có thể chèn keyword vào content tự nhiên nhất mà không cần chỉnh sửa thì bạn cứ làm.
Nhưng giả sử làm vậy mà content nghe không xuôi tai thì hãy áp dụng phương pháp này.
#14: Sử dụng active voice (câu ở thể chủ động)
Active voice là cách để viết (hay nói) rõ ràng, dùng ít từ hơn, ngắn gọn và dễ hiểu. Tôi không muốn giảng giải ngữ pháp ở đây. Thay vào đó, tôi sẽ giải thích cho bạn active voice là gì và nó có ý nghĩa gì đối với SEO.
Trước tiên, active voice là gì?
Đó là phương pháp ngắn gọn, trực tiếp và mang yếu tố cá nhân khi viết. Cơ bản là viết giống như bạn đang nói.
Active voice có cấu trúc như sau:
[Person] – [Action] – [Object]- Joe is reading book.
- Lisa played the piano
- Cristiano Ronaldo will visit Vietnam.
Khoan!!!! Nghe tôi nói đã nhé…
Có phải lúc còn đi học, bạn thường được dạy viết theo kiểu passive voice cho những bài luận văn. Nhưng điều này không hề tốt cho SEO. Vì viết như vậy rất khó đọc và không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
So sánh passive voice và active voice
Passive voice có cấu trúc:
[Object] – [Action] – [Person]- Book is being read by Joe.
- The piano is played by Lisa.
- Vietnam will be visited by Cristiano Ronaldo.
Bạn có thấy khác biệt không?
Cách viết passive voice khiến câu văn dài hơn và đọc chán ngắt. Mọi người sẽ thoát ra và time onsite chắc chắn sẽ giảm mạnh. Nhìn nhanh 2 ví dụ bên dưới và cho tôi biết cái nào dễ hiểu hơn.
hay đoạn bên dưới:
Ví dụ 2 dễ hiểu hơn nhiều đúng không? Nó không chỉ ngắn hơn mà còn giống như ai đó đang nói chuyện. Đó chính xác là những gì bạn đang tìm kiếm.
Nếu bạn không chắc mình có đang dùng passive voice hay không, thì đây là một mẹo đơn giản, vô cùng hiệu quả được Rebecca Johnson gợi ý:
Nếu bạn có thể thêm “by Zombies” vào sau câu văn thì đó là passive voice.
Ví dụ:
- This essay was written by Zombies
- Doraemon is taken to the park by Zombies.
- The town was attacked by Zombies.
Đơn giản và hiệu quả. Đây là một mẹo quan trọng trong SEO Copywriting. Vì vậy, nhớ ghi chép lại cẩn thận nhé!
Hãy nói những gì bạn nghĩ
Khi viết bài luôn có 2 yếu tố: Những gì bạn viết ra và những gì bạn nghĩ trong đầu.
John Romaniello – Blogger thể hình và tác giả một trong những cuốn sách được New York Times bình chọn bán chạy nhất đã cho rằng:
“Mọi người có thể đọc những gì bạn viết; thế nhưng người duy nhất thực sự hiểu ý của bạn chính là bạn. Thường có một sự khác biệt khá lớn giữa hai điều này.”
Nhưng để thu hẹp khoảng cách đó và tạo content để người đọc hiểu không khó chút nào.
Thực ra bạn cũng có thể dùng chữ in đậm hoặc in nghiêng. Và nếu bạn nghĩ dùng cũng được mà không dùng cũng chẳng sao thì bạn đã lầm to rồi đấy.
Để mô tả bản thân chính xác hơn, bạn không chỉ phải tạo content thu hút hơn để tăng time onsite và lượng nội dung được đọc, mà bạn cũng có thể làm content của mình dễ hiểu hơn.
Đọc online sẽ phải tốn thời gian hơn đọc trên giấy (25%) vì vậy mọi người sẽ đọc lướt qua nội dung bài viết của bạn. Hãy dùng chữ in đậm hoặc in nghiêng để thu hút sự chú ý khi họ đọc lướt qua.
Tôi không muốn phức tạp hóa nhiều bước khi viết, vì vậy đây là những gì tôi khuyên bạn …
Bất cứ lúc nào gõ một cái gì đó, hãy tự đọc lại nó và xem mình nên nhấn mạnh ý nào, ở đâu.
Mẫu ví dụ đơn giản
Ví dụ tôi dùng câu “Tôi không nghĩ Digital Marketing nhàm chán”
- “Tôi không nghĩ Digital Marketing nhàm chán” – điều này ám chỉ bạn không nghĩ rằng nó nhàm chán, nhưng người khác có thể nghĩ vậy.
- “Tôi không nghĩ Digital Marketing nhàm chán” – điều này ám chỉ bạn không nghĩ rằng nó nhàm chán, bạn biết điều đó.
- Hay câu “Tôi không nghĩ Digital Marketing nhàm chán” – điều này ám chỉ bạn không nghĩ rằng Digital Marketing thực sự nhàm chán, nhưng bạn nghĩ cái khác nhàm chán.
- “Tôi không nghĩ Digital Marketing nhàm chán” – điều này ám chỉ bạn không nghĩ nó nhàm chán, nhưng nó sẽ như thế nào đó (ví dụ: thú vị, bí ẩn, có tầm ảnh hưởng, …)
Bằng cách thay đổi điểm nhấn này giống như trong lời nói (lên giọng, xuống giọng, ..), nó có thể giúp bạn cải thiện chất lượng bài viết. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận nội dung bài viết của mình hơn.
#15: Chiến thuật “Ngày xửa ngày xưa”
Áp dụng cho dạng bài viết: Hướng dẫn/Phương pháp theo từng bước, content dạng dài, bài bình luận.
Chiến thuật Ngày xửa ngày xưa rất đơn giản. Với phần tiêu đề của bài viết, bạn nên nhắc đến “câu chuyện” bạn sẽ kể. Điều này giúp bạn định hình nội dung của mình trước khi viết.
#Ví dụ:
Tiêu đề chính: Chuẩn bị gì trước khi sang Mỹ định cư?
1/ Sub-heading 1: Rời Việt Nam – Những gì bạn cần chuẩn bị ở nhà
2/ Sub-heading 2: Tìm việc làm, trường học và chỗ ở
3/ Sub-heading 3: Thị thực, Hải quan và Thủ tục giấy tờ cần thiết
4/ Sub-heading 4: Nhận thức về sự khác biệt văn hóa
5/ Sub-heading 5: Học ngôn ngữ
6/ Sub-heading 6: An cư lập nghiệp ở Mỹ
Đây không phải là phương pháp viết content hay, hấp dẫn nhất nhưng nó có hiệu quả giúp thu hút người đọc vào một phần nào đó mà họ cần tìm. Nếu bạn muốn áp dụng nó cho bài viết không phải dạng hướng dẫn – như bài bình luận xã hội – bạn thậm chí có thể thêm thắt một chút.
#Ví dụ:
Tiêu đề chính: Tại sao cafe có thể cứu rỗi cuộc đời tôi?
- a. Sub-heading 1: Trước khi uống cafe, tôi rất uể oải, không có năng lượng.
- b. Sub-heading 2: Nhưng sau khi uống cafe … có một sự thay đổi lớn
- c. Sub-heading 3: Khả năng quan sát của tôi đạt mức “thượng thừa”
- d. Sub-heading 4: Tôi làm việc hiệu quả hơn hẳn
- e. Sub-heading 5: Tiết kiệm được hàng trăm đô la
- f. Sub-heading 6: Nhưng tôi đã không ngủ trong 6 tháng …
Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo nội dung câu chuyện phải giống như tiêu đề đã hứa hẹn.
#16: Sử dụng font chữ Serif kiểm soát suy nghĩ của người đọc
Phông chữ là ngôn ngữ hình thể của content.
Chẳng hạn, nếu một người nào đó gửi cho bạn một bản sơ yếu lí lịch được viết theo phông chữ Comic Sans, bạn sẽ cho rằng một đứa trẻ nhỏ nào đó đã viết nó.
Tuy nhiên nếu viết ở phông Times New Roman hoặc Calibri, bản sơ yếu sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Giờ đây, phông chữ không chỉ thể hiện giai điệu của content nữa mà còn ảnh hưởng đến thời gian người dùng đọc content của bạn.
Đường tầm mắt là gì
Khi mọi người đọc theo một cái gì đó, được gọi là đường tầm mắt. Và đa phần mọi người thường đọc lướt từ trái sang phải. Đường tầm mắt đó dạng thế này:
Và phông chữ bạn chọn có thể hướng người dùng theo một đường tầm mắt hoặc khiến họ lướt qua. Không cần tìm hiểu quá chi tiết, để tôi nói cho bạn hiểu.
Có 2 loại phông chữ bạn cần biết: Phông chữ Serif và Sans Serif.
Serif là phông chữ có nét nhọn ở cuối mỗi chữ (gọi chân chữ), giống kiểu viết tay và Sans Serif thì ngược lại, không có chân chữ đó.
Cái nét nho nhỏ đó có thể tạo nên sự khác biệt. Nó khiến một người ở lại trang của bạn lâu hơn hoặc nhanh chóng rời đi.
Những phông chữ này cũng có thể ảnh hướng đến cảm nhận của người đọc về content của bạn. Chẳng hạn như phông chữ Medium tạo cảm giác nhẹ nhàng nhưng tạo sự đáng tin cậy.
Tuy nhiên điều này hiện không quan trọng. Bạn có để ý tôi không sử dụng phông chữ Serif cho bài blog này không?
Thế nhưng tôi phát hiện, nếu bạn không dùng phông chữ Serif, bạn cần phải sử dụng phông chữ lớn hơn. Font chữ lớn sẽ dễ đọc hơn, dễ hiểu hơn. Mặc dù chúng không phải là font chữ quá đẹp nhưng tỉ lệ chuyển đổi cao hơn rất nhiều.
Do vậy, hãy chọn chữ lớn hoặc phông chữ Serif.
#17: Thoải mái dùng các Power Words
Dùng power word là yếu tố tiềm năng thúc đẩy cho SEO Copywriting. Chúng có thể là các từ mạnh mẽ nhất bạn có thể sử dụng.
Vậy power word là những từ nào?
Đó là từ tạo cảm xúc mạnh mẽ cho người khác. Khi đọc lên, nó gợi cảm giác, thôi thúc người đọc suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Và các từ này có thể khắc sâu vào trí nhớ của bạn. Do vậy, hãy tận dụng chèn những từ này trong headline, văn bản hay nút kêu gọi hành động, … cho bài viết của mình.
Hiện có hàng trăm từ có chứa sức mạnh có thể sử dụng. Vì vậy hãy tham khảo danh sách các Power word, được phân loại theo alphabet theo link sau:
#18: 5 Yếu tố cần thiết cho một Meta Description hoàn hảo
Thẻ Meta Description là những gì người dùng nhìn thấy khi page của bạn hiện diện trên Công cụ tìm kiếm.
Và 80% Copywriter đều bỏ qua phần này khi up bài.
Bởi vì … bạn không làm SEO nên bạn không có nhiều kinh nghiệm về phần này. Tuy nhiên chúng ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể SEO của bạn. Google công khai về việc họ không xem thẻ Meta Description là một yếu tố để đánh giá xếp hạng trên Google.
Tuy nhiên, đó không phải điều bạn quan tâm lúc này. Thay vào đó, hãy tập trung vào cải thiện CTR – một yếu tố tiềm năng để đánh giá xếp hạng.
Thẻ Meta Description là cánh cửa dẫn đến nội dung bài viết của bạn. Nó giúp người dùng đưa ra quyết định có nên vào xem trang của bạn hay không.
Hiện tại đa phần các meta description đều được lấy từ một đoạn trong bài viết. Và không hấp dẫn tí nào! Dạng như thế này:
Nhưng bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh được meta descriptions. Tôi sẽ chia sẻ cho bạn ngay đây. Hãy tận dụng nó để tăng lượt click vào page.
Yêu cầu cho một thẻ Meta Description nên có
- Mô tả: Sơ lược về nội dung của bài viết của mình.
- Thuyết phục: Đưa ra lý do người dùng cần chọn đọc bài viết của bạn
- Tò mò: Làm người đọc tò mò về nội dung bên trong bài viết
- Phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng: Cho người dùng thấy bài viết này là những gì mà họ đang cần tìm.
- Chứa tối đa 156 kí tự: Không có tiêu chí chính xác nào từ Google, nên tôi khuyên bạn tốt nhất thẻ meta description chỉ nên chứa 150 – 160 kí tự. Quá số lượng này, đoạn meta description sẽ bị cắt bớt và hiện dấu … ở cuối.
Nghe có vẻ có quá nhiều thứ phải làm gói gọn trong 156 kí tự.
Làm sao bây giờ? Đừng lo lắng! Nó không hề khó như bạn tưởng đâu.
Dưới đây là ví dụ thẻ Meta description tốt.
Thẻ meta vừa ngắn gọn nhưng chứa đầy đủ 5 yếu tố tôi đề cập bên trên. Nếu bạn đang tìm một bài viết chỉ cách 301 redirect, bạn sẽ rất yên tâm khi click vào bài viết này.
Mặc dù có thể bỏ qua phần này, nhưng đây là một phần lý do tại sao thẻ meta description tốt mang lại hiệu quả đến vậy. Bởi vì rất nhiều người bỏ phí nó.
Vì vậy, hãy tận dụng tối đa mọi cơ hội. Thay đổi điều này dễ dàng hơn bằng cách đọc ngay hướng dẫn sử dụng Yoast SEO.
Meta Description Template
Thay vì chỉ đưa ra cho bạn một số meta description chung không dùng được, tôi đã tạo ra những template này để phù hợp với 3 loại bài viết phổ biến nhất.
Và, chúng cũng được update để phù hợp với bất kỳ loại bài viết nào của bạn.
1. Bài viết “How To” (Hướng dẫn/Cách làm)
Muốn biết cách để [keyword]? Bạn sẽ cần đến hướng dẫn này. Bạn sẽ thấy [X] kĩ thuật đơn giản giúp bạn [chủ đề] mà không cần [tình huống không mong muốn] trong bài viết này.
- Muốn biết cách làm sushi? Bạn sẽ cần đến bài hướng dẫn này đấy. 15 kĩ thuật đơn giản giúp bạn làm sushi đủ màu sắc mà ngon vô cùng.
- Đang tìm cách giảm béo? Bạn sẽ cần đến bài hướng dẫn này đấy. Dưới đây là 10 phương pháp giảm béo đơn giản giúp bạn đốt cháy mỡ thừa mà không cần từ bỏ món ăn mình yêu thích của mình.
2. Bài viết dạng danh sách
[Chủ đề] khiến bạn chán nản? Bạn đã tìm đến đúng nơi. Danh sách [X] [điều] về [keyword] này sẽ giúp bạn [cảm xúc tích cực].- Viết meta description khiến bạn chán chường? Bạn đã tìm đến đúng chỗ. Danh sách 10 mẫu ví dụ meta description xuất sắc này sẽ khiến bạn x2 CTR của mình.
- Học tiếng Tây Ban Nha khiến bạn chán nản? Vâng, bạn đã tìm đến đúng nơi. Danh sách 20 thủ thuật học tiếng Tây Ban Nha này sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ ngay lập tức.
- Tìm kiếm sách khiến bạn chán nản? Bạn đã tìm đến đúng nơi. 8 cuốn sách kinh doanh thành công này sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.
3. Trang chủ về lĩnh vực kinh doanh
Bạn đang tìm kiếm [loại hình kinh doanh] ở [địa điểm]? Không cần tìm thêm nữa. Chúng tôi là những chuyên gia trong [chủ đề] muốn giúp bạn đạt [kết quả mong muốn]
- Bạn đang tìm kiếm thợ sửa máy giặt ở Hà Nội? Không cần tìm thêm nữa. Chúng tôi là những chuyên gia trong ngành cấp thoát nước, mang đến cho bạn mức giá tốt nhất.
- Bạn đang tìm quán trà sữa ở Q.1? Không cần tìm thêm nữa. Ở đây, tại Gong Cha, chúng tôi sẽ khiến bạn mê mẩn với 20 món Trà sữa đậm vị trà!
#19: Sử dụng Grammarly để check lại lỗi chính tả
Dù là tiếng anh hay tiếng Việt, bất kỳ một lỗi sai chính tả trên sản phẩm hay bài viết nào cũng khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 76% người tiêu dùng cho rằng sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng khi nhận thấy sai sót trên sản phẩm. Đó là lý do vì sao toàn bộ Content nên được check kĩ về lỗi chính tả trước khi publish ra ngoài. Vì hầu hết các copywriter đều không nhận ra lỗi chính tả của mình.
Về vấn đề này, Grammarly sẽ giúp ích được cho bạn, đặc biệt là khi bạn viết một bài tiếng Anh dài (ví dụ như bài viết này chẳng hạn).
Các tính năng vô cùng hữu ích của Grammarly sẽ giúp bạn:
- Nhận ra toàn bộ lỗi ngữ pháp của mình
- Đề xuất khắc phục lỗi
- Sử sai ngay lập tức, tiết kiệm thời gian chỉ với vài cú click chuột
Thật tiện lợi, phải không?
Ngay cả khi bạn đã sử dụng bản dùng thử miễn phí, Grammarly vẫn là một trong những công cụ tạo ra content hiệu quả nhất mà bạn không thể bỏ qua được.
Hiện tại đã có extension Grammarly tại Cửa hàng Chrome. Tải nó để sử dụng khi truy cập internet nữa.
Bạn đang băn khoăn về chi phí nếu triển khai dịch vụ SEO cho web? Liệu ngân sách bao nhiêu là ổn? Tham khảo báo giá SEO tổng thể của GTV SEO.
Gấp 4 tỷ lệ chuyển đổi chỉ với vài mẹo content
#20: Internal link giúp tăng thời gian trên trang
Một trong những lời khuyên đầu tiên của tôi cho copywriter mới chính là ….
Hãy tận dụng tối đa internal link.
Nếu bạn không biết internal link là gì, để tôi lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu.
Ví dụ: Nếu tôi đã đề cập đến Internal link trong một bài viết, tôi có thể liên kết đến những bài viết khác trên cùng wesite của mình về chủ đề này.
Tác dụng của Internal link bao gồm:
- Cung cấp thêm thông tin hữu ích, mở rộng kiến thức cho người dùng về nội dung trong bài viết của bạn.
- Tăng thời gian người dùng ở trên website.
- Truyền sức mạnh từ page này sang page khác trên cùng 1 web
- Giúp Google bot nhận diện mối liên hệ giữa các page với nhau, tạo nên cấu trúc vững chắc.
[Quan trọng]: Khi bạn không có nhiều backlink chất lượng cho website của bạn, việc xây dựng Internal link thực sự rất cần thiết.
Dùng plugin miễn phí SEO Auto Linker để tạo internal link dễ dàng.
Mặc dù plugin này lâu rồi không được cập nhật nhưng chắc chắn nó vẫn là plugin tốt nhất cho việc này.
#21: Sử dụng Rich benefit Heading để tối ưu CTR
Loại Subheading cuối cùng tôi muốn chia sẻ đó là Rich-Benefit (sub-heading mang lại lợi ích).
Ý tôi là subheading phải nêu được lợi ích khi họ đọc tiếp trong bài viết.
Điều này rất dễ thực hiện. Thay vì nghĩ phần kế tiếp nên đề cập điều gì, hãy nghĩ đến việc nó mang đến lợi ích gì cho người đọc khi họ đọc nó. Giả sử bạn đang viết một bài về “Cách viết một cuốn ebook”. Bạn nghĩ subheading nào thu hút hơn?
- Cách chọn mẫu thiết kế ảnh bìa phù hợp.
- Cách chọn mẫu ảnh bìa tăng trưởng doanh số bán sách
Rõ ràng là subheading 2 rồi, phải không?
Bởi vì nếu tôi viết sách thì tôi sẽ muốn kiếm tiền từ nó. Nếu thiết kế ảnh bìa phù hợp có thể giúp được tôi thì chắc chắn tôi sẽ tìm hiểu nó.
Khi cố gắng lựa chọn một lợi ích nào đó, tôi thường đặt câu hỏi: “Chúng giúp được gì cho họ?”
Ví dụ
- Chọn thiết kế ảnh bìa phù hợp = Bán nhiều sách = Cách chọn mẫu ảnh bìa để tăng trưởng doanh số bán sách
- Chọn đúng phông chữ = Mọi người sẽ đọc thêm sách, sản phẩm của bạn = Top 10 Phông chữ được người đọc yêu thích nhất
- Thuốc giảm cân = Đốt mỡ thừa nhanh chóng = Đốt mỡ thừa tức khắc với thuốc giảm cân ( tôi chỉ đùa thôi! Nhưng đừng đặt tiêu đề gây shock như vậy nhé! ?
Đây là một trong những phương pháp viết content mà bạn phải biết. Vì tuy đơn giản nhưng đây là kỹ năng viết content hiệu quả, giúp dẫn dắt người đọc kéo xuống tìm hiểu phần kế tiếp.
Bạn muốn phát triển thương hiệu? Bạn muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến website? Hãy để GTV SEO – Dịch vụ SEO HCM giúp bạn thống trị Google, tăng doanh thu vượt bậc từ Organic Traffic.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo khóa học đào tạo SEO Mastermind để nắm vững kiến thức nền tảng và tạo nên chiến lược SEO hiệu quả.
#22: Xóa các mã code dư thừa
Có thể bạn chưa biết, Google được thiết kế để tìm ra mã HTML dư thừa & độc hại. Nó có thể đọc bất kỳ mã code nào, miễn là code được viết đúng cách.
Suy cho cùng, không phải trang web nào cũng hoàn hảo và không phải ai cũng là nhà thiết kế web tài ba.
Tuy nhiên…
Tôi vẫn tin rằng có mã code sạch (càng ít lỗi càng tốt) sẽ ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng website.
Đối với website khách hàng và website GTV SEO, tôi luôn muốn mọi thứ đều hoàn hảo.
Thiết kế web chuẩn SEO là gì? 9 Tiêu chí kiểm tra Website chuẩn SEO! Tham khảo thêm tại đây!
Và khi bạn viết các bài blog – đặc biệt nếu bạn đã sử dụng Microsoft Word hoặc Google Docs – rồi copy chúng vào WordPress, bạn sẽ thấy có rất nhiều mã code “ngu ngốc” khiến Google bot khó thu thập dữ liệu trang web của bạn hơn.
Mã code dư thừa
Tôi sẽ cho bạn xem:
Lấy nội dung trong bài post này được tạo trong Google Docs. Nhìn có vẻ ổn phải không?
Rồi copy chúng thảy vào WordPress như hầu hết các blogger hay writer thường làm. Từ góc độ người đọc, nhìn chung vẫn ổn phải không?
Khoan đã! Tiếp tục click vào tab “Text – Văn bản” ở đầu page, bạn sẽ thấy đây hoàn toàn là một ác mộng về HTML.
Có thể bạn hoặc tôi sẽ không bao giờ chú ý đến nó. Nhưng những con Google bot thì khác đấy – chúng rất coi trọng việc này.
Tag “</span>” xuất hiện khắp mọi nơi.
Và bạn cũng sẽ thấy những khoảng trắng (space) không cần thiết xung quanh các từ in đậm hoặc in nghiêng mà bạn không hề nhìn thấy. Trong ví dụ của tôi không có lỗi này, nhưng chờ một tí, tôi sẽ cho bạn thấy.
Cách tốt nhất, bạn sẽ mong mã code gọn gàng và dễ đọc ở phần backend không có khoảng trống, tag lạ hoặc mã code không phục vụ cho bất kỳ mục đích gì.
Google đang cố gắng đưa ra kết quả nhanh chóng nhất cho bất kỳ truy vấn nào và điều bạn cần làm là đơn giản hóa mọi thứ nhất có thể.
Đó là lý do tại sao bạn cần tinh gọn mã code backend nhất để tạo ra sự khác biệt. (đây là mã code đã được tinh gọn của ví dụ bên trên).
Sử dụng Word Processor (Bộ xử lý văn bản) để tinh gọn mã code.
Nếu bạn không chắc chắn những gì đang làm, cũng đừng lo lắng. Chỉ cần sao chép mã code, sau đó chọn phần bạn muốn xóa:
Sau khi đã xóa xong các phần không cần thiết, copy lại vào phần tab “Text – Văn bản” của WordPress. Lúc này, bài viết sẽ không tự động thêm bất kỳ mã code nào nữa.
Bạn thậm chí có thể quay lại chỉnh code của các bài blog đã post trước đây để cải thiện khả năng thu thập dữ liệu của Google bot trong tích tắc.
#23: Sự thật về Cách viết content thu hút của SmartBlogger
Áp dụng cho dạng bài: Blog post, Hướng dẫn, bài bình luận
SmartBlogger làm rất tốt hơn ở khoản viết Subheading. Tôi đã học được một số chiến thuật từ họ và áp dụng cho các bài blog của mình. Bây giờ tôi sẽ bật mí cho bạn.
Subheading của họ luôn khơi gợi:
- Sự tò mò
- Yếu tố bất ngờ
- Tính cá nhân
- Cảm xúc
Kết hợp các yếu tố này trong sub-heading sẽ tạo ra được cảm xúc mạnh mẽ thu hút người đọc. Việc này nghe có vẻ quá khó, nhưng đừng lo lắng. Làm theo các bước sau đây, mọi chuyện đều hóa dễ dàng.
Đừng vội đưa ra đáp án
Đừng nói với người đọc toàn bộ những gì mà họ cần biết trong sub-heading.
Ví dụ, thay vì viết “Uống 2 lít nước mỗi ngày”, hãy viết “Sự thật về lượng nước cơ thể cần trong 1 ngày”
Đừng chỉ chèn mỗi keyword
Một keyword chỉ cho bạn biết phần kế tiếp là gì, ví dụ: “Thành phần cafe”.
Hãy thêm yếu tố hấp dẫn để thu hút người đọc, ví dụ “Thành phần cafe tăng khả năng tập trung cho bạn”
Đừng quá khó hiểu
Khi cố tạo cảm giác tò mò thì cũng dễ giấu đi một số phần của bài viết.
Ví dụ bạn viết một bài blog về làm bánh nhưng lại lấy subheading “Đừng gạt bỏ ước mơ!” Nghe có vẻ không liên quan gì đến nội dung bài viết.
Điều cốt lõi khi đặt tiêu đề là phải tạo điểm nhấn, thu hút được người đọc. Đừng bao giờ để họ lướt qua bài viết mà bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết chỉ vì đặt sai tiêu đề.
#24: Sử dụng những câu đơn giản để tăng thời gian truy cập trang
Đôi khi bạn sử dụng dấu hai chấm hay dấu chấm lửng …
…để lôi kéo mọi người đọc bài viết của mình.
Mà bạn lại là người một khi đã bắt tay vào làm, thì phải hoàn thành cho bằng được. Vậy nên bạn không thể ngừng đọc những câu kế tiếp phải không? Và ai chả có tính tò mò!
Thấy chưa? Tôi vừa làm vậy lần nữa. Cách này sẽ giúp giảm bounce rate và tăng time on site của bạn.
Tất nhiên, bạn sẽ không muốn người dùng thoát khỏi trang và nhấn “Back” để về trang tìm kiếm. Nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website. Nhưng không phải chỉ dùng dấu hai chấm và dấu chấm lửng thôi là xong đâu.
Một số cụm từ thu hút người dùng ở lại trang
Có rất nhiều cụm từ giúp bạn lôi kéo mọi người đọc tiếp bài viết từ đó tăng thời gian truy cập trang (và thậm chí là tăng tỉ lệ chuyển đổi nếu bạn làm đúng cách). Để tôi chia sẻ.
Chẳng hạn:
- Đợi đã, còn một điều nữa …
- Sẽ tốt hơn ..
- Để tôi giải thích ..
- Giờ tôi cần làm rõ một điều …
- Phải, bạn vẫn đang đọc phải không?
Tất cả cụm trên sẽ lôi kéo người dùng tiếp tục ở lại page.
Kĩ thuật này hiệu quả đối với các bài viết bán hàng & blog post.
Kết hợp các cụm từ “lôi kéo” này với mô hình Bucket Brigades
Và nếu bạn kết hợp với Mô hình bắc cầu (The Bucket Brigades) tôi đã đề cập ở mục #3, không đời nào người đọc rời khỏi trang của bạn.
Chẳng hạn nếu bạn đã từng nghe bài diễn thuyết/video của Gary Vaynerchuck, bạn sẽ thấy rằng Gary lặp lại cụm “Let me explain – Để tôi giải thích” nhiều hơn bất kì từ nào. Khi nghe đến cụm từ này, bạn sẽ muốn nghe ý tiếp theo là gì phải không?
Và không bất ngờ gì khi tôi cũng dùng chiêu này ngay trên blog để tối ưu content SEO của mình. Các bài viết này liên tục có bounce rate thấp và time on site cao.
Các bài viết thế này có Bounce Rate rất thấp.
Bạn nên lướt qua content của mình và chèn một vài câu sau khi đã viết xong. Hoặc sử dụng dữ liệu để tìm ra vị trí chính xác cần chèn những từ này.
Tips: Nếu bạn thấy người dùng rời khỏi trang sau khi đọc 5%, 20%, 45% hay 65% content, thì chiến thuật hay nhất là đặt cụm từ tại những vị trí này để mời gọi họ đọc thêm.